VSA-PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG – “LINH TINH” P4-Cuối

7.4- Lời cuối về khối lượng

Các bác ạ, các bác có nhận thấy điều gì không, có nhận thấy điểm mâu thuẫn nào không?

He he .. em đang rủ các bác uống thuốc độc mà các bác không biết

Từ đầu tới giờ, sợi chỉ đỏ xuyên suốt của em là “đi tìm trend” trong các khung thời gian.

Nói về cản trên, cản dưới và pull-back là để giúp chúng ta suy nghĩ về điểm khởi đầu

POSSIBLE, điểm kết thúc POSSIBLE cũng như độ dài POSSIBLE của any trend.

Nói về khối lượng cũng nhằm mục đích ấy.

Như em đã nói, để phân tích bất kỳ sự việc nào, bao giờ cũng có nhiều trường phái. VSA chỉ là một trong nhiều trường phái phân tích khối lượng. Đừng để VSA, cùng với ví dụ của em, làm các bác quên đi mục tiêu chính của mình là “xây dựng một phương pháp phân tích khối lượng phục vụ cho việc tìm trend”.

Em mong các bác, sau khi xem 2 đồ thị mà em post lên (đồ thị tuần của PVA và đồ thị vô danh sáng nay), hãy cố gắng quên hết và quên thật nhanh các bình luận linh tinh. Thay vào đó, hãy tập trung nắm cho được cái hồn của phương pháp VSA, cô đặc nó lại thành hệ nguyên tắc kết nối với nhau bằng logic và sử dụng hệ nguyên tắc đó để tự phân tích, tự dự đoán, tự kiểm nghiệm rồi tự hoàn thiện.

Lúc nào được như Trương Vô Kỵ ngửa mặt lên trời cười hà hà bảo Thái sư phụ: “Con quên hết rồi” là lúc đó thành công.

Nếu các bác sa đà vào những bình luận linh tinh của em mà quên đi sợi chỉ đỏ, đó là em thất bại.

———-

Điểm yếu nhất của phương pháp VSA chính là assumption cơ bản của nó: thị trường có thể bị MMs và BBs điều khiển. Nó thực hành phân tích khối lượng dựa trên giả định rằng thị trường là một cá thể có tư duy và ta đang cố gắng để hiểu tư duy của nhân vật ấy.

Đã có vô vàn bài viết phê bình giả định này. Đọc bài nào cũng thấy .. có lý không chịu được

Thực ra, khi thị trường đã đủ lớn, không một thế lực nào có thể control được thị trường, muốn lên là lên, muốn xuống là xuống. MMs và BBs thời nay hiểu rõ điều đó nên họ uốn theo thị trường chứ không tìm cách control thị trường.

Vậy nên, khi thực hành phương pháp VSA, các bác phải hiểu điểm yếu của nó để tìm cách khắc phục. Đừng cho nó là “đúng quá” hay “duy nhất đúng” mà lên Hoa Quả Sơn có ngày.

———-

Ngoài điểm yếu về phương pháp luận, VSA còn một số điểm yếu sau đây:

  • Khả năng áp dụng tại TT Việt Nam bị hạn chế bởi yếu tố biên độ giao dịch. Thí dụ, một CP tại NYSE có thể có một cú up-thrust 9.3% nhưng ở HOSE, ta sẽ không bao giờ nhìn thấy một cú up-thrust như thế. Cái hồn của VSA là khối lượng + dao động giá. Dao động giá bị khống chế thì thật là .. hết cả hồn
  • Việt Nam không có thói quen và cũng không có công cụ để cài stop-loss nên thường là không có các dao động giá được sinh ra để bắt stop-loss. Khi áp kỹ năng VSA vào Việt Nam, vì vậy, phải có sự điều chỉnh phù hợp. Nếu không, sẽ không thể hiểu vì sao tại điểm X lẽ ra phải có một nến đỏ dài (hoặc một nến xanh dài) + KLGD lớn mà lại không có.

Cuối cùng, như các bác đã thấy, áp VSA vào đồ thị là áp phân tích CHỦ QUAN cho một việc ĐÃ X ẢY RA RỒI. Mọi giai đoạn UP và DOWN đều đã được thể hiện trên đồ thị. Vì vậy, một nến ngắn ngủn + KLGD yếu trước giai đoạn DOWN sẽ được hiểu ngay là no-demand. Giả sử như nến đó xảy ra ngày hôm nay, các bác có dám chắc đó là no-demand?

Vì vậy, hãy nắm bắt cho được nguyên lý vận hành của VSA, hiểu nó từ cả 2 chiều để rồi tự hoàn thiện thành một phương pháp phù hợp với TT Việt Nam. Đừng sa đà vào các bình luận cụ thể của em, các bác nhé.

———-

Các bác phân tích được KLGD thì MMs và BBs cũng phân tích đư ợc.

Thông tin họ nhiều hơn các bác (em nói rồi). Kỹ thuật họ thạo hơn các bác. Thông tin kết hợp với kỹ thuật tạo ra vô vàn kiểu đánh khác nhau.

Điện Biên Phủ có thể là trận đánh lừng danh nhưng đánh Sài Gòn mà lại bê nguyên xi kiểu đánh của Điện Biên Phủ thì thất bại là điều chắc chắn.

Đã gọi là đánh thì chả trận nào giống trận nào. Vì vậy, càng sa đà chiêu thức, càng dễ bị lừa.

Tóm lại, nếu các bác không chú ý phương pháp mà lại sa đà vào các bình luận linh tinh của em, đó là em hại các bác.

Mà em thì quý các bác lắm.

Chả muốn hại các bác tẹo nào.

Hại các bác chết, em đến teo tóp vì buồn với màn hình phẳng nhà em mất thôi

Phù, rốt cuộc rồi cũng linh tinh xong phần khối lượng, thách thức to lớn nhất của PTKT.

Giờ ta chuyển sang phần nào nhỉ?

Em nhớ rồi, phần chán nhất và vớ vẩn nhất của PTKT: Indicators and Oscillators Nhưng không nói gì về nó thì lại không được coi là chiên da.

Mà em thì háo danh, thích được gọi là chiên da lắm

Với các bác thích đọc thêm về VSA, em xin giới thiệu 2 cuốn sách của Tom Williams (đọc cuốn nào cũng được vì nội dung cũng same same nhau thôi):

  1. The Undeclared Secrets That Drive the Stock Market
  2. Master the Markets