VNI kết thúc tuần giao dịch phái sinh tương đối thành công ở mốc 1067 điểm. Sau phiên mở gap đầu tuần rồi bị bán ngược có vẻ tiêu cực, thì thị trường vẫn duy trì được vùng điểm số trên 1060 chứ không tiếp diễn đà giảm điểm như những lần trước. Thanh khoản thị trường cải thiện, lực cầu luôn xuất hiện khi chỉ số điều chỉnh.
Diễn biến giao dịch tuần vừa rồi, để ý nếu so sánh với những lần chạm dải trên Bollingerband sẽ có chút khác biệt. i) là số phiên duy trì ở nền giá sát bollingerband nhiều hơn, ii) độ dốc của đà tăng trước từ vùng đáy thấp hơn và iii) mức độ điều chỉnh từ đỉnh đáy trước cũng thu hẹp dần (mẫu hình VCP). Các điều này mang lại khả năng thành công cao hơn của thị trường để có thể vượt được vùng 1080-1092 hay xa hơn là break cản MA200.
Một trong những động lực giúp thị trường tăng điểm tốt là sự quay trở lại của nhóm cổ phiếu VN30 sau một thời gian điều chỉnh tương đối khá. Hệ quả kéo theo là nhóm cổ phiếu đầu cơ gặp phải áp lực chốt lời mạnh. Điều này dẫn tới sự khác biệt giữa khối lượng giao dịch của VNI và VN30, khi trạng thái khối lượng giao dịch của VN30 tốt hơn nhiều so với VNI. Như vậy, khả năng VN30 sẽ tiếp xúc với MA200 ở mốc 1092 tương ứng với VNI ở quanh vùng 1084 vào tuần sau.
THAM GIA GROUP CỘNG ĐỒNG
Về kết cấu thị trường, thì các chỉ báo ngắn hạn đang điều chỉnh đi xuống cho thấy độ rộng thị trường đang giảm sút. Đây là một diễn biến hợp lý khi trong khoảng hơn 1 tháng gần đây nhóm cổ đầu cơ như bất động sản, chứng khoán, nhóm SML đã tăng mạnh với nhiều cổ phiếu và cần tiến hành điều chỉnh.
Dòng tiền sẽ có sự phân hóa, quay trở lại các cổ phiếu có tính cơ bản (ví dụ VN30, ngân hàng, khu công nghiệp…), có các thông tin hỗ trợ riêng như điện, hàng hóa cơ bản, dầu khí..hoặc tìm kiếm các cơ hội ở thị trường HNX, UPCOM. Điều này có nghĩa là độ rộng thị trường sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, và điểm số sẽ phụ thuộc vào đà tăng giá của nhóm cổ phiếu trụ.
Nhóm VN30 tuần vừa rồi mạnh hơn VNINDEX nhờ động lực từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM, GAS, VIC, VCB, TCB… Có sự phân hóa trong VN30 tương đối rõ khi có chênh lệch về sức mạnh tương đối ngắn hạn, kể cả trong các nhóm nhỏ hơn trong VN30 như nhóm VIC, VHM, VRE, nhóm cổ ngân hàng quốc doanh VCB, BID, CTG cũng như các nhóm còn lại. Nhìn sơ bộ nhóm đông âu (nhóm VIC, bank tư nhân), vẫn đang thu hút được dòng tiền hơn. Những cổ phiếu như VNM, MSN, SAB, BVH, MWG vẫn còn đang dò đáy. Điều này cũng là vấn đề cản trở sự tăng mạnh của chỉ số, khi các cổ phiếu trụ chưa đạt được sự đồng thuận tối ưu.
Tổng kết lại, khả năng thị trường sẽ có nhịp tăng điểm trong đầu tuần để test vùng 1084-1092 với động lực chính đến từ nhóm VN30, cùng với sự hỗ trợ của một số cổ phiếu từ có các thông tin hỗ trợ khác như chứng khoán, điện, dầu khí, tài nguyên cơ bản, khu công nghiệp…Các cơ hội khác cũng sẽ xuất hiện từ các cổ phiếu ở sàn HNX, Upcom.
Trạng thái nhóm ngành.
Các ngành có trend ngắn hạn tốt nhất là VN30, ngân hàng, chứng khoán, công nghiệp, dầu khí, công nghệ.
Trong khi đó, các nhóm ngành như hóa chất, xây dựng, sản xuất hàng hóa, bán lẻ, bảo hiểm đang có dấu hiệu đi xuống.
Chi tiết về điểm số cổ phiếu theo nhóm ngành xem tại ebroker.vn
Danh sách mã cổ phiếu có trend tăng mạnh nhất trong tuần rồi.