Tuần vừa qua thị trường giao dịch chủ yếu trong trạng thái sideway down trong mốc 1095-1060 như báo cáo của tuần trước. Tuy vậy, thanh khoản tiếp tục không cải thiện bào mòn dần sự kiên nhẫn của cả 2 phía cung cầu, mà phần thắng dần nghiêng về bên bán khi xuất hiện những lệnh bán lớn vào những thời điểm cuối mỗi phiên giao dịch sau 2h. Tương tự như dòng tiền mua của khối ngoại thời gian trước tết, tuy lực bán là không quá lớn so với giao dịch của cả ngày, nhưng đặc điểm của lực bán này là tập trung, quyết liệt trong bối cảnh thị trường giao dịch với thanh khoản thấp và điều này đã mang lại hiệu quả tâm lý rõ nét. Sau khi xuất hiện những tin đồn về việc điều tra thao túng thị trường vào cuối giờ thứ 6, VNIndex kết thúc tuần giao dịch với điểm số 1055.
Về kết cấu thị trường, việc giảm điểm ở hầu hết nhóm cổ phiếu, đẩy các chỉ báo kết cấu ngắn hạn về vùng quá bán, gợi ý về nhịp hồi sẽ diễn ra trong tuần sau. Tuy nhiên, chỉ báo chỉ mang tính chất dấu hiệu, và cần sự xác nhận của diễn biến giá cổ phiếu.
VNI đã mất ngưỡng hỗ trợ khởi đầu trend tăng 1060 và xuất hiện tín hiệu bán ngắn hạn khi MA9 đã cắt xuống MA20. Tuy vậy vẫn còn ở dưới là đường hỗ trợ MA50, cũng như hỗ trợ từ dải BollingerBand đang có dấu hiệu thu hẹp. Trong điều kiện này thì nếu như không có thêm tin tức hỗ trợ bất thường nào ở cả hai chiều tích cực lẫn tiêu cực, thì VNI khả năng sẽ tiếp tục dao động trong khoảng mốc 1040 – 1060 ở tuần sau. (Lưu ý, các mốc chỉ mang tính tham khảo, không mang tính tuyệt đối)
Khối ngoại vẫn mua ròng nhưng giảm tương đối so với khoảng thời gian trước đó, xuất hiện các phiên bán ròng về khối lượng. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm lực cầu của thị trường.
Một trường hợp cổ phiếu được nhắc nhiều liên quan đến giao dịch khối ngoại là STB khi đã hết room ngoại. Như vậy thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không giải ngân trực tiếp vào STB nữa mà phải chuyển hướng sang mua gián tiếp qua các quỹ đầu tư. Nới room ngoại cho các cổ phiếu ngân hàng cũng sẽ là một câu chuyện tích cực cho nhóm cổ phiếu này trong tương lai. Đà tăng giá của STB nhờ giao dịch mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ là một ví dụ điển hình cho niềm tin của các cổ phiếu vào diện được nới room.
Nhóm VN30 tiếp tục diễn biến tiêu cực và tác động mạnh vào chỉ số. Tính từ thời điểm 27/1 đến 10/2, VN30 đã giảm hơn 7.2% so với mức quanh 5.5% của VNI và đã chính thức thấp điểm hơn VNI (1048 <> 1055). Nhóm VN30 đã tăng trước đẩy VNI lên mạnh, có những cổ phiếu đã tăng rất mạnh như STB, HPG, SSI với biên độ gần 100% thì việc điều chỉnh lại cũng là hợp lý không có gì bất thường. Kỳ vọng tuần tới của nhóm này là sự lệch pha giữa các nhóm cổ phiếu và trong nội bộ ngành sẽ diễn ra mạnh hơn để kìm hãm đà rơi của chỉ số.
Trong tương quan điểm số của VN30 so với VNIndex giai đoạn 2012- nay, có thể thấy VN30 thường thấp hơn VNIndex ở giai đoạn downtrend và sideway sau đó.
Khi VN30 suy yếu, nhà đầu tư có thể quan sát ở các nhóm midcap penny, tìm kiếm các cổ phiếu, nhóm cổ phiếu chưa tăng mạnh, có sự hỗ trợ của các yếu tố vĩ mô bên ngoài, hoặc từ đặc điểm đầu cơ mạnh trong lịch sử, để tìm kiếm các khoản lợi nhuận nhanh trong ngắn hạn.
Một trong những lựa chọn khác khi thị trường cơ sở khó giao dịch trong ngắn hạn là giao dịch phái sinh. Số hợp đồng giao dịch phái sinh đã bắt đầu có xu hướng tăng trở lại trong khoảng thời gian vừa rồi.
Trạng thái nhóm ngành.
Tiêu cực nhất là nhóm VN30, hàng hóa, hóa chất, du lịch. Nhóm tích cực bao gồm bảo hiểm, tiện ích hạ tầng, dầu khí.
Xuất hiện dấu hiệu lệch pha trong nội bộ nhóm ngành thực phẩm và hàng hóa đến từ giao dịch của nhóm thủy sản và dệt may, nhờ ảnh hưởng tích cực của thông tin Trung Quốc mở cửa.
Danh sách mã cổ phiếu có trend tăng mạnh nhất trong tuần rồi.
MỞ TÀI KHOẢN TẠI VPBANKS