VSA-PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG – “LINH TINH” P3

Một vài ví dụ về mối quan hệ giữa KLGD và dao động giá

Tại phần 7.2, ta đã thống nhất với nhau rằng: nên để ý tìm sự khác thường tại những vùng mà ta cho là gần đáy, gần đỉnh, gặp cản hoặc có thể break ra khỏi môi trường tích lũy. Ta cũng đồng ý với nhau rằng: không thể phân tích KLGD một cách độc lập mà phải đưa nó vào trong mối quan hệ với dao động giá.

Vậy thế nào là khác thường?

Đó là, đang trong xu thế tăng, giá tăng rất mạnh mà KLGD không tăng theo, hoặc KLGD tăng rất mạnh, giá cố vươn lên độ cao mới nhưng kết cục lại lình xình, hoặc giá cố vươn lên độ cao mới nhưng dao động rất nhỏ, KLGD yếu.

Trường hợp thứ nhất được gọi là các cú đánh thốc (up-thrust).

Trường hợp thứ hai là phân phối đỉnh (có thể kéo dài 2-3 ngày nếu cần phân phối số lượng lớn).

Trường hợp thứ ba, các bác biết rồi, được gọi là “cò không tiến” (no-demand)

Gặp cản, phá cản mà KLGD không có gì đột biến.

Đang trong xu thế xuống, KLGD đang giảm dần bỗng dưng tăng nhè nhẹ.

Tất cả đều là sự khác thường.

Tại phần 7.2, ta cũng đã đưa ra gi ả thiết về việc techniques mà MMs và BBs sử dụng được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về tâm lý của bầy gà.

Gà thì nhiều tâm lý lắm nhưng nổi nhất là tâm lý .. sợ lỗ (giống em )

Vì sợ lỗ nên khi giá giảm, gà thường là không bán ra bởi bán ra là lỗ thật, nắm giữ thì còn hy vọng là giá sẽ lên trở lại, ít nhất là hòa vốn.

Thế nhưng, tệ một nỗi, đến khi giá đã giảm rất sâu thì chỉ cần thêm một cú sụt mạnh là gà thôi hát bài ca hy vọng. Nhắm mắt nhắm mũi .. cắt.

Do gà chỉ mong hòa vốn nên khi giá vòng lên đi qua chỗ gà ngồi, nếu để giá lình xình bay lượn trước mặt gà, thể nào gà cũng bán. Muốn gà không bán, phải đi qua thật nhanh, tạo cho gà cảm giác “còn lên nữa”. Cho nên, khi gặp cản, ta thường thấy các cú đánh thốc (up-thrust).

Do gà rất sợ các cú sụt mạnh sau khi giá đã giảm khá sâu nên sau khi tạo xong đáy 1, giá thường vòng lên một tí rồi sụt xuống đáy 2 thấp hơn đáy 1. Nếu đáy 1 gà chưa nhả thì đáy 2 tới 90% là nhả.

Đáy 2 ấy, người ta gọi là panic low, được sinh ra để rũ gà

Nhưng thôi, lảm nhảm mãi em thấy cũng chán. Ta chuyển qua ngắm cái đồ thị nhé.

———–

Em tìm mãi mới được một cái đồ thị có đầy đủ cả đánh thốc tại đỉnh, đánh thốc tại cản, phân phối đỉnh, no-demand, panic low v..v.

Để bảo đảm tính khách quan, không gây ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của các bác, em xóa hết các dữ liệu liên quan, chỉ để lại dao động giá và khối lượng.

Khi xem đồ thị này, em mong các bác:

  • Để ý so sánh KLGD của một ngày với KLGD của những ngày trước đó và sau đó.
  • Đặt KLGD trong mối quan hệ với dao động giá, cụ thể là hôm đó giá lên hay xuống, trong ngày dao động thế nào, nhiều hay ít, đóng cửa ra sao.

Em sẽ thử bình luận từng ngày một. Để dễ theo dõi, em đánh số thứ tự các ngày từ 1 đến 95.

Em xin nhấn mạnh:

  • Bình luận này chỉ để làm rõ phương pháp VSA (Volume Spread Analysis) mà em đã nói ở phần 7.2.
  • Bình luận việc gì sau khi nó đã xảy ra thì chả có gì là thách thức cả. Các cụ gọi là “nói vuốt đuôi”. Cho nên, nếu có đúng, cũng chẳng có gì đáng khen.
  • Bình luận này mang nặng tính chủ quan, dựa trên các assumptions của phương pháp VSA. Nó không phải là bình luận duy nhất. Nhìn từ một góc khác, hoặc sử dụng một phương pháp khác, có thể có bình luận khác.

Ta bắt đầu nhé.

Phần trước của đồ thị này là một rally khá dài

Nến số 01: Dấu hiệu xấu đầu tiên. Mở cửa cao hơn đỉnh của ngày hôm trước, sau đó nỗ lực vươn lên thử độ cao mới nhưng ngay lập tức bị đè xuống bởi lượng bán rất lớn. Cuối cùng đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày, tạo nến đỏ.

4.Dấu hiệu xấu thứ hai. Mở cửa cao hơn đóng cửa ngày hôm trước, vươn lên thử lại độ cao của ngày số 1, lại bị đè xuống. Đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày, thậm chí thấp hơn cả ngày hôm trước và ngày số 1. KLGD khá lớn.

5.Đặc biệt xấu. Lần thứ 3 vươn lên nhưng lượng bán quá mạnh nên cuối ngày đành phải đóng cửa ở mức thấp.

Bình luận: Cao độ của các ngày 1-4-5 đã tạo thành “vùng bán” (selling zone, cản trên). Mọi nỗ lực đi tiếp đều phải tìm cách vượt qua selling zone này. Với một selling zone dày đặc như vậy, chỉ có thể vượt qua và tiếp tục rally nếu có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng

7.Test bằng cách cho sụt nhanh qua cản xem động tĩnh thế nào. Kết quả: KLGD ở mức vừa phải, thậm chí là thấp so với mấy ngày trước đó. Đám đông vẫn bán tín bán nghi, chưa chịu bán.

8.Cho sụt tiếp cú nữa. Lần này có kết quả. Lượng bán bung ra nhiều. Smart money vào cuộc bởi KLGD tăng, đóng cửa tuy vẫn thấp hơn mở cửa nhưng tăng khá so với mức thấp nhất trong ngày. Một cú absorb điển hình. Cần test tiếp để confirm.

Mở cửa thấp hơn đóng cửa ngày hôm trước để tạo tâm lý yếu. Trong phiên cho sụt tiếp (sâu hơn cả mức thấp nhất của ngày hôm trước) để test cung. Thành công bởi KLGD giảm, có thể cho lên.

Test lần cuối cùng. Mở nhích nhẹ, trong phiên yếu dần, đóng cửa thấp hơn mở cửa nhưng không thấy cung.

Bình luận: Với một selling zone còn treo lơ lửng ngay phía trên, cú test này hơi đơn giản. Lượng cung absorb được vào ngày thứ 8 là không đáng kể. Trong bối cảnh đó, có 2 lựa chọn. Một là để thị trường nguội dần, chờ thời cơ mới. Hai là tạo cú thúc (thrust) để nhanh chóng băng qua selling zone.

11-14: Người ta chọn phương án 2, liên tục tạo gap để nhanh chóng vượt qua selling zone! KLGD tuy tăng nhưng rõ ràng là không mạnh. Cú thrust đã thành công nhưng hiểm nguy luôn chực chờ bởi phía sau (selling zone) là cả một đạo quân súng ống sẵn sàng, có thể nã đạn vào lưng “quân ta” bất cứ lúc nào.

15.Dấu hiệu xấu. Nỗ lực vươn lên tạo đỉnh mới thất bại bởi lượng bán quá lớn (xem KLGD). Đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày.

16.Một cú đánh thốc để tạo tâm lý “tích cực”. Rất tiếc là giá tăng rất mạnh nhưng KLGD không tăng, thậm chí giảm nhẹ. Dấu hiệu xấu thứ hai.

17.Tiếp tục xấu. Vươn lên tạo new high nhưng lại không thể đóng cửa ở nửa trên của nến. Suy ra, lượng bán cực kỳ lớn.

18.Cực xấu. KLGD tăng rất mạnh nhưng đóng cửa thấp hơn nến 17. Suy ra, bán là chính.

20-21: Xác nhận tình hình xấu. Điểm tăng nhưng KLGD không tăng. Đặc biệt, dao động giá khá nhỏ bởi cứ tăng là bị bán. 2 nến này là điển hình của tình trạng không có cầu (no-demand).

23.Tạo đỉnh. Mở giá tăng mời gọi, sau đó tạo new high, KLGD kỷ lục, dao động giá cực lớn, đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày.

Bình luận: Sau nhiều dấu hiệu xấu, cần cẩn thận với các cú đánh thốc với KLGD thấp như nến số 16, nhất là khi sau nến đó xuất hiện tình trạng no-demand (giá không tăng được, KLGD lình xình)

25-27: 2 cú sụt nhanh để khóa đường xuống Hoa Quả Sơn (lock in). KLGD tăng, đóng cửa cao hơn mức thấp nhất trong phiên cho thấy khả năng dân phe hoạt động mạnh. Các cú hồi với KLGD thấp ở nến 26-28 cho thấy rõ tình trạng no-demand.

29-30. Sụt rất nhanh qua cản. KLGD không tăng. Nhân dân anh hùng cương quyết tử thủ.

31-32: KLGD lèo tèo. No-demand! Y như rằng nến 33 đỏ.

35-40: KLGD lèo tèo dù nến 36 tăng rất mạnh. Tiếp tục no-demand!

42.Cố gắng vươn lên nhưng thất bại. Đóng cửa thấp hơn mức cao nhất trong ngày, KLGD tăng. Suy ra, bán là chính.

44-45: Sụt rất mạnh nhưng KLGD giảm. Ai cũng đợi chạm cản bật lên.

46.Chờ đợi vô vọng. Giá xuyên cản, dao động giá rất lớn, KLGD cũng rất lớn, có người quyết bán.

47.Sụt rất mạnh, KLGD giảm. Liệu có ai dám mua sau khi nhìn thấy nỗ lực khởi nghĩa bị đập tan ở nến 46?

48.Một nến rất thú vị. KLGD tăng vọt, đóng cửa tốt nhưng dao động giá quá lớn, đóng cửa lại thấp hơn nhiều so với đỉnh nên nhiều khả năng đây là khối lượng giả, được tạo ra bởi dân phe.

49.Xác nhận khối lượng giả của nến 48. Nến xanh nhưng KLGD giảm. Lại no-demand. Ngay sau đó (nến 50) là đỉnh.

51-55: KLGD giảm dần. Thị trường nguội dần. Đặc biệt chú ý nến 54, điển hình của no-demand.

56-57-58: Tạo đáy 1, KLGD tăng, bắt đầu bán. Do KL khá hơn các nến từ 52 đến 55 nên có lý do để nghi ngờ rằng smart money đã vào. Đặc biệt chú ý hai nến 57-58 có KL nhỏ hơn nến 56, lực bán giảm dần.

59-60: vòng lên test cung. Không thấy.

61-62: Cú test quyết định, sụt rất mạnh tạo panic low. KL không bằng 56-57-58 cho thấy lực bán đã cạn. Cuối ngày 62 nến xanh. Strong signal!

70-71:Hai nến quyết định, đặc biệt là nến 71. Tuy nhiên, nến 70 là nguy cơ tiềm ẩn.

Xấu. Tưởng nến 70 đã bắt hết. Nào ngờ vẫn còn và còn khá nhiều. Tình hình không thuận.

Lặp lại cú đánh thốc của nến 16 sau khi nhận thấy tình hình không thuận. Chú ý KLGD giảm mạnh, hệt như nến 16.

74-77: Lặp lại các nến 17-23. Để ý các mức cao nhất trong ngày và mức đóng cửa (nêu cao để đập)

87-95: No-demand! Khó đi xa nhưng cũng đã nguội kha khá. Liệu thời điểm đã chín muồi cho một cú test ra trò? Hay là đánh thốc lên?

Em chịu.

Bác nào biết bảo em với nhé

Em chúc các bác ngủ ngon và không mơ .. linh tinh