1. sóng chéo (loại sóng động lực motive thứ 2)
2/ các dạng sóng điều chỉnh
về sóng đẩy impulse này, chúng ta dùng 2 dạng fibo kết hợp 3 nguyên tắc sóng để ước lượng mức độ điều chỉnh của sóng 2 và sóng 4, hoặc ước lượng target sóng 3 và sóng 5
okay, qua chúng ta đã học về 1 loại sóng đẩy Impulse
nay ta tiếp tục các mẫu hình sóng khác
đầu tiên là mẫu hình sóng chéo
đây cũng là 1 sóng motive cùng xu hướng với xu hướng chính
có 2 vị trí của sóng chéo là sóng chéo khởi đầu và sóng chéo kết thúc
Sóng chéo kết thúc
Hình dạng sóng chéo đây, giống 1 cái nêm, cũng gồm 5 sóng, có thể đánh dấu 12345 hoặc abcde
Sóng chéo này thì nó thường xuất hiện ở sóng 5, đặc biệt khi mà giai đoạn trước nó tăng quá nhanh, và sự xuất hiện của sóng chéo là dấu hiệu “exhausted” của cổ phiếu.
Nó cũng có thể xuât hiện ở sóng C trong 3 sóng hiệu chỉnh A-B-C.
hình minh họa của sóng chéo
sóng chéo là mẫu hình ưa thích của những người theo trường phái elliott
vì sau khi breakout khỏi mô hình
giá thường rớt rất mạnh và nhanh
nên sau 1 đợt tăng dài của cổ phiếu mà thấy hình dạng sóng chéo tốt nhất là chuẩn bị dép cắp nách sẵn, thường làm luôn 1 mạch 3 cây k hồi hiệc j đâu
sóng chéo khởi đầu cũng có hình dạng như sóng chéo kết thúc, nhưng vị trí thì lại ở sóng 1, sóng này hiếm gặp, ít xảy ra
nó cũng có thể ở sóng A trong sóng hiệu chỉnh A B C okay có ai có câu hỏi nào k ạ
Có vd minh họa thực tế ko ã
thì tổng kết về sóng motive có 2 loại là sóng đẩy (impulse) và sóng chéo diagonal
Phần tiếp theo, chúng ta đi vào các loại sóng điều chỉnh
Thì sóng điều chỉnh, dc chia thành 4 loại chính
1 sóng zigzag
2 sóng phẳng flat
3 sóng tam giác
4 sóng kết hợp
sóng kết hợp là kết hợp 3 loại trên với nhau
Sóng zigzag. 5-3-5
Zic zắc là mô hình hiệu chinh ba sóng, ngược với xu hướng chính, bị tách thành một chuỗi 5-3-5
hình dạng zigzag
chúng ta chú ý là các sóng nhỏ trong sóng zigzag dc chia thành chuỗi 5-3-5 để sau này phân biệt với các loại sóng điều chỉnh khác
có 3 loại sóng zigzag: zigzag đơn, zigzag đôi, zigzag 3
zigzag đôi thì có thêm 1 sóng (x) nối
okay đọc tới đâu thả tim nhé
chúng ta có thể dùng fibonaci mở rộng để ước lượng sóng c trong sóng zigzag
Loại sóng điều chỉnh tiếp theo là sóng phẳng Flag MH phẳng: phân biệt với mô hình hiệu chinh zic zắc là mặt phăng luôn theo sau mô hình 3-3-5
cái này nhìn qua là thấy khác với zigzag là nó có dạng phẳng
đi ngang
còn zigzag thì nó xuôi dốc mạnh hơn
sóng nhỏ trong sóng điều chỉnh phẳng đi theo đội hình 3-3-5
Trong sóng phẳng, lại có 3 dạng phân biệt, là sóng phẳng thông thường, sóng phẳng bất thường, và sóng phẳng tiếp diễn
bất thườn hay mở rộng, đỉnh B vượt qua điểm mở đầu của sóng A, và C vượt qua điểm đáy sóng A
tiếp diễn, B vượt qua khởi đầu sóng A nhưng sóng C không vượt qua đc sóng A
các bạn xem lại hình ít phút nhé.
mới đọc nó đau đầu lắm, ai cũng vậy thôi, hiểu rõ elliott cũng k nhiều người, mà chủ yếu, 1 phần và lựa chọn mẫu hình quen thuộc để giao dịch
1 là sóng chéo.
2 là sóng tam giác sau đây
MH Tam giác: thường là một mô hình tiếp diễn
Tam giác chỉ xuất hiện tại sóng thứ tư và ngay trước vận động cuối cùng theo chiều hướng của xu hưóng chính. (Chúng cũng xuất hiện tại sóng b trong mô hình hiệu chỉnh a-b-c.)
Elliott chia thành 4 loại tam giác khác nhau – tăng, giảm, đối xứng và mở rộng.
hình dạng, mẫu hình tam giác có thể dc gọi như mẫu hình lá cờ
hình như trc có dạy về lá cờ rồi nhỉ
Cái quan trọng trong mẫu hình tam giác, bên cạnh hình dạng, là vị trí của nó, để giúp chúng ta đếm sóng.
tức là khi ta thấy mẫu hình tam giác, ta có thể dự đoán rằng còn 1 con sóng nữa cùng xu hướng với xu hướng trc đó
Sau 3 dạng mẫu hình điều chỉnh là zigzag, phẳng, và tam giác, may mắn thay chúng ta gặp mô hình đơn giản nhất nhưng thường xuyên.
là mẫu hình kết hợp
kết hợp các loại với nhau :> nhìn vô chỉ có khóc thét
cái hình cuối lại là cái hay gặp nhất, nó là trong quá trình sideway dài
nên elliott cũng chỉ nói đếm sóng chỉ chính xác khi sóng hoàn thành.
còn chúng ta cũng chỉ nên chơi khi giá break khỏi sideway.
nằm vô đó nó kết hợp qua lại k biết ngày nào xong
Xong các dạng mẫu hình sóng của elliott, các bạn có câu hỏi nào thì post lên ạ
có thể chúng ta k đếm đúng toàn bộ sóng, nhưng những đặc điểm nó giống như vậy, thì có thể dựa vào đó để giao dịch
ở đây chỉ nên tập trung vào 2 loại, sóng chéo và sóng tam giác.
ta đi tiếp 1 số hướng dẫn về các loại sóng 1 số quy luật.
cái này k có tính chất bắt buộc, nên gọi là hướng dẫn guideline
Quy luật luân phiên
Luân phiên trong sóng đẩy
Quy luật luân phiên: Thị trường không bao giờ hành động 2 lần như nhau trong 1 dòng. Nếu song 2 điều chỉnh phức hợp thì song 4 đơn giản và ngược lại
tức là, nếu sóng 2 điều chỉnh ngắn, thì sóng 4 sẽ điều chỉnh dài hơn, phức tạp hơn
và ngược lại
lý giải cho dieu này cũng dựa trên phân tích tâm lý thôi, nếu sóng 2 rung rũ hàng ác liệt, nhỏ lẻ văng hết, thì sóng 4 điều chỉnh sẽ ít lại, đơn giản hơn, nhanh hơn
ngược lại sóng 2 điều chỉnh nhanh gọn nhẹ thì quá trình tích lũy sóng lại hàng phía trên để phân phối tiếp sẽ phải diễn ra dài
Quy luật 2 là nếu sóng 3 là sóng mở rộng, thì sóng 1 và sóng 5 thương có độ dài bằng nhau.
Quy luật 3 Luân phiên trong sóng hiệu chỉnh (phức hợp)
Nếu quá trình điều chỉnh phức tạp bắt đầu bằng sóng phẳng, thì sóng tiếp theo thường là sóng zigzag và ngược lại
Cũng nhiều trường hợp điều chỉnh phức tạp bắt đầu bởi zigzag sẽ tiếp diễn bởi sóng zigzag khác phức tạp hợn, và có thể thêm 1 sóng zigzag nữa còn phức tạp hơn nữa.
Done, đây là những kiến thức cơ bản về sóng Elliott.
Thật lòng mà nói để đếm đúng sóng trong thực tế, thì cả cụ Elliott chắc cũng k đếm chính xác được, chỉ có những lời khuyên thôi.
đặc biệt với tt việt nam tuy 20 năm nhưng còn non trẻ
so với DJ cả hàng trăm năm nay rồi, thì độ chính xác sẽ không cao
và tốt nhất chỉ nên áp dụng đếm đủ sóng Elliott với hàng blue, còn hàng thanh khoản thấp thì khỏi đếm
vì nó hở giá không theo quy luật nào hết, nhiều khi từ sàn về trần
break hết các quy luật
k nên lạm dụng đếm sóng elliott, nhiều chứng sỹ bảo thủ ôm mộng sóng 5 lớn đã xanh cỏ.