Nếu sự thật được biết đến, có rất nhiều quan niệm sai lầm về phân kỳ. John Hayden, trong cuốn sách của mình: RSI: The Complete Guide, đưa ra khuôn khổ của chỉ số RSI và phân loại các phân kỳ. Các phân kỳ hình thành trên RSI được phân thành ba loại: phân kỳ đơn giản, phân kỳ ẩn và nhiều phân kỳ dài hạn.
Hayden viết, “Một phân kỳ tăng chỉ xuất hiện khi xu hướng hiện tại giảm. Nếu xu hướng giảm rõ ràng, tại sao chúng ta thậm chí nghĩ đến việc mua? Liệu có khôn ngoan hơn khi tìm kiếm một nơi để Short?”
PHÂN KỲ THƯỜNG – SIMPLE DIVERGENCE
Một phân kỳ thường là một phân kỳ duy nhất xảy ra trong một xu hướng tăng hoặc một xu hướng giảm. Trong trường hợp phân kỳ dương, nó cho chúng ta biết rằng những con gấu đã cạn kiệt và giá có thể sẽ tăng trong ngắn hạn. Một phân kỳ âm đơn giản là một dấu hiệu cho thấy giá đã tăng quá nhanh và cần thời gian để củng cố hoặc đưa ra 1 gợi ý về điều chỉnh. Nhưng một khi bất kỳ sự phân kỳ thường nào cũng xuất hiện ngược xu hướng, xu hướng chủ đạo trước đó có khả năng quay lại.
ĐA PHÂN KỲ – MULTIPLE LONG-TERM DIVERGENCE
Phải mất nhiều điểm phân kỳ (ít nhất là ba) từ một điểm tham chiếu ban đầu trên RSI để thay đổi xu hướng. Vì vậy, nếu một cổ phiếu đang trong một xu hướng giảm, nó sẽ lấy nhiều điểm phân kỳ RSI cao hơn từ một điểm tham chiếu cụ thể để thay đổi thành công xu hướng giảm hiện tại.
Như Hayden chỉ ra, khi “có ba phân kỳ tăng trong đó giá đã thực hiện ba mức thấp thấp hơn liên tiếp trong khi chỉ số RSI đã thực hiện ba mức thấp cao hơn liên tiếp, các phân kỳ tăng cao hơn này sẽ được phân loại thành nhiều phân kỳ dài hạn.” Nhiều điểm phân kỳ trong một thời gian dài cuối cùng sẽ bắt đầu một sự thay đổi trong xu hướng. Những người giao dịch trong khung thời gian trong ngày rõ ràng sẽ thấy nhiều phân kỳ dài hạn thường xuyên hơn so với giao dịch trong khung thời gian hàng ngày.
PHÂN KỲ ẨN – HIDDEN DIVERGENCE
Phân kỳ này ngược đôi chút so với Phân kỳ thường nói trên. Lúc này, giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp . Đây là phương pháp mà các trader theo xu hướng thường hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong 1 xu hướng
Cùng xem minh họa
PHÁ VỠ MẪU HÌNH – PATTERN BREAKOUT
Chiêu này cũng được khá nhiều trader sử dụng. Các mô hình thường được vẽ như Nêm – wedge hay 2 đỉnh 2 đáy…. Sự đảo chiều được dự báo sẽ xảy ra khi giá phá mô hình.
THAM GIA GROUP CỘNG ĐỒNGVÙNG TRUNG TÍNH 45-55
Vùng nằm giữa 45 – 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì 1 xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướng giảm, cắt lên 55 là xu hướng tăng
BREAKOUT SỚM- ADVANCE BREAKOUT
Breakout sớm xảy ra khi chỉ báo RSI tiếp cận mức đỉnh cũ nhưng giá thì chưa tiếp cận được mức cao tương ứng.
Đây là dấu hiệu sớm cho thấy khả năng giá di chuyển theo hướng của chỉ báo trong thời gian sắp tới. Ví dụ bên dưới minh họa cho điều này:
Đầu tiên RSI đã tiếp cận được mức đỉnh cũ, lúc này giá vẫn còn di chuyển phía dưới đường kháng cự tương ứng.
Sau đó RSI đã phá đỉnh cũ, và sau một đoạn nến, giá cũng đã làm điều tương tự.
Đối với trường hợp breakdown chúng ta cũng lập luận tương tự. Khi RSI tiếp cận đáy cũ mà giá chưa làm được điều tương tự thì đó là dấu hiệu sơm cho thấy khả năng giá sẽ di chuyển theo hướng của chỉ báo và breakdown xuống phía dưới.
VAI TRÒ CỦA MỐC 50 – Role of 50
Với chỉ báo RSI, đường trung tâm – tức đường 50 đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định hướng đi của giá. Cụ thể, chúng ta thường thấy RSI giữ vững trên mức 50 trong giai đoạn giá tăng, ngược lại trong giai đoạn giá giảm đường 50 đóng vai trò như một mức kháng cự rất mạnh.
Tuy nhiên, trader có thể bị rối bởi những dao động lên xuống của giá và tốt hơn, hãy tham khảo khung thời gian cao hơn.
Trong hình minh họa, hai vùng được đánh dấu đầu tiên tượng trưng cho hai giai đoạn có mức tăng cực mạnh của thị trường, đường 50 đóng vai trò là mức cản khá vững chắc. Hai vùng được đánh dấu sau cùng là hai giai đoạn thị trường giảm mạnh, đường 50 đóng vai trò là mức kháng cự khá vững.
DAO ĐỘNG THẤT BẠI – FAILURE SWING
Một failure swing xuất hiện khi RSI đi vào vùng quá mua/ bán sau đó quay trở lại vùng trung tính (dưới mức quá mua, trên mức quá bán).
Rsi ban đầu tiến vào vùng quá bán sau đó bị đẩy ngược lại vùng trung tính và không thể tiếp tục quay trở lại vùng quá bán. Chúng ta có thể thấy phân kỳ tăng được hình thành, vào lênh khi mức đỉnh liền trước của RSI bị phá vỡ.
Ví dụ tiếp theo này cho thấy một bearish failure swing. Rsi tiến vào vùng quá mua sau đó tạo đỉnh và quay trở lại vùng trung tính, tạo đáy và không thể quay trở lại vùng overbought. Phân kỳ giảm xuất hiện, trader nên cân nhắc lệnh bán khi Rsi phá đáy liền trước.
Nguồn tham khảo: TraderViet