Nếu như phân tích kỹ thuật là một trường phái quan trọng trong hoạt động đầu tư chứng khoán thì ở cấp thấp hơn. Lý thuyết Dow là một nền tảng quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Lý thuyết Dow được dựng lên từ các bài viết của người sáng lập tạp chí phố Wall – Charles Dow – Ông cũng là người đồng sáng lập của Dow Jones & Company. ông đã giúp tạo ra chỉ số chứng khoán đầu tiên, được gọi là Chỉ số trung bình Vận tải Dow Jones (DJT), tiếp theo là Trung bình Công nghiệp Dow Jones (DJIA).
Dow không bao giờ nói về ý tưởng của mình như một lý thuyết cụ thể và cũng chưa từng đề cập đến chúng như vậy. Nhưng nhiều nhà phân tích đầu tư tài chính đã học được từ ông thông qua các bài viết của ông trên Tạp chí Phố Wall. Sau khi ông qua đời, các nhà phân tích khác, chẳng hạn như William Hamilton, đã đúc kết những ý tưởng này và gọi là Lý thuyết Dow.
Giống như mọi lý thuyết khác, có những nguyên tắc không thể sai lầm và chúng ta chấp nhận nó cho tới khi có người giải thích được gì mới mẻ.
Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết Dow
Thị trường phản ánh tất cả mọi thứ
Dow tin rằng thị trường giảm giá mọi thứ, có nghĩa là tất cả các thông tin có sẵn đã được phản ánh trong giá.
Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp được dự báo sẽ năm nay sẽ sinh lãi tốt, thị trường sẽ thể hiện điều đó. Chúng ta có thể nhận ra, đây chính là một giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật. Nhu cầu đối với cổ phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư chứng khoán sẽ tăng trước khi báo cáo công bố, và sau đó giá có thể không thay đổi nhiều nữa sau khi báo cáo tích cực dự kiến được đưa ra.
Trong một số trường hợp, Dow nhận thấy rằng giá cổ phiếu lại giảm lại sau khi có tin tốt, vì nó không tốt như mong đợi.
Nguyên tắc này vẫn được cho là đúng bởi nhiều nhà giao dịch và nhà đầu tư. Tuy nhiên, tới tận hiện tại, vẫn còn một số tranh cãi về điều này với những nhà đầu tư chứng khoán theo trường phái phân tích cơ bản. Những nhà đầu tư chứng khoán này giá trị thị trường chỉ là giá mua bán và không phản ánh giá trị nội tại của một cổ phiếu.
Xu hướng thị trường
Xu hướng thị trường thì nhiều người có thể nhìn ra. Nhưng có thể nói Charles Dow là người chính thức sinh ra để tạo ra khái niệm xu thướng một cách chuẩn chỉ. Dow cho rằng thị trường có 3 hình thái xu hướng
Xu hướng chính – Kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm, đây là phong trào thị trường lớn.
Xu hướng trung hạn – Kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Xu hướng ngắn hạn – Có xu hướng chết trong vòng chưa đầy một tuần hoặc không quá mười ngày. Trong một số trường hợp, chúng có thể chỉ kéo dài trong một vài giờ hoặc một ngày.
Thông qua việc phân tích và tìm kiếm các xu hướng, các nhà đầu tư chứng khoán có thể tìm thấy cơ hội trong việc đầu tư của mình. Trong một xu hướng chính thì sẽ có những xu hướng trung hạn hoặc xu hướng ngắn hạn ngược chiều với xu hướng chính. Đây là cơ hội để những nhà đầu tư chứng khoán tham gia thị trường.
Ví dụ: nếu bạn tin rằng cổ phiếu đang có xu hướng chính là tăng giá, và hiện đang ở xu hướng trung cấp là giảm giá, thì đây là cơ hội để bạn tham gia thị trường tài chính
Một xu hướng chính trên thị trường tài chính sẽ có ba giai đoạn
Dow xác định rằng các xu hướng chính sẽ được xây dựng bởi ba giai đoạn. Ví dụ: trong một thị trường tăng , các giai đoạn sẽ là:
Tích lũy – Những nhà đầu tư lớn sẽ bắt đầu tích lũy lúc này, trước khi giá tăng nhanh
Sự tham gia của công chúng – Nhà đầu tư và công chúng bắt đầu nhận ra cơ hội. Giá cố phiếu sẽ có xu hướng tăng nhanh giai đoạn này.
Dư thừa & phân phối
Trong một thị trường suy giảm , các giai đoạn về cơ bản sẽ bị đảo ngược.
Sự liên kết giữa các chỉ số – các thị trường, ngành nghề
Lý thuyết Dow cho rằng các xu hướng chính được nhìn thấy trên một chỉ số có thể được nhìn thấy tại các chỉ số thị trường khác. Chúng ta gọi đây là sự xác nhận lại xu hướng.
Vấn đề khối lượng
Dow phân tích rằng khối lượng là một phần quan trọng trong việc phân tích đầu tư bằng phân tích kỹ thuật, một xu hướng mạnh mẽ phải đi kèm với khối lượng giao dịch cao. Khối lượng càng cao, biến động chỉ số càng có tính đại diện có xu hướng thực sự của thị trường
Xu hướng sẽ tiếp diễn cho tới khi nó thể hiện nó đã kết thúc
Nghe thì quá hiển nhiên, lý thuyết Dow tin rằng nếu thị trường đang có xu hướng, nó sẽ tiếp tục xu hướng. Cho tới khi các dấu hiệu thể hiện nó kết thúc. Và theo nguyên lý này của Dow , mọi biến động ngược chiều xu hướng đều nên bị nghi ngờ và cần trọng xem xét. Và tất nhiên, việc phân biệt một xu hướng ngược chiều cấp thấp hơn với việc kết thúc 1 xu hướng chính là một việc làm cực kỳ khó khăn và phải học chứng khoán thật nhiều nhiều nữa.
Be the first to comment